"Our protocols are in place, we've done the simulations and my stroke team is well trained, but most of our patients still arrive outside the time window." If this is the case in your hospital, read how we are solving this "final frontier" in stroke care.
Ở góc độ tích cực, theo dữ liệu được công bố bởi Cơ quan Đăng ký Đơn vị Phụ trách Đột quỵ Áo, Áo hiện có khoảng 70% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện trong vòng 3 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng. Mặt khác, dữ liệu đăng ký tại bệnh viện ở Mexico cho thấy chỉ khoảng 25% bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời. Vậy sự khác biệt là gì?
Tại Chương trình Angels Initiative, chúng tôi tin rằng công việc của chúng tôi là tháo gỡ rắc rối và không làm cho sự việc càng thêm khó khăn. Vì vậy, khi đối mặt với một vấn đề như thế này, chúng tôi luôn hướng đến việc đơn giản hóa vấn đề một cách tối đa trước khi cố gắng giải quyết. Khi phân tích các điểm sáng như Áo và so sánh với các bệnh viện như bệnh viện ở Mexico và những bệnh viện khác với những con số thậm chí còn bi quan hơn, chúng tôi tin rằng vấn đề này nên được giải quyết bằng cách tập trung vào ba khía cạnh:
1. Đảm bảo phạm vi phục vụ rộng rãi của các Bệnh viện Sẵn sàng Điều trị Đột quỵ trong khu vực để bệnh nhân thực sự có thể đến bệnh viện kịp thời khi họ nhận thấy các triệu chứng. Đây chắc chắn là tình hình hiện tại ở Áo. Áo đặt mục tiêu cung cấp phạm vi phục vụ trong đó hầu hết bệnh nhân đột quỵ cần ở trong bán kính 45 phút lái xe từ Bệnh viện Sẵn sàng Điều trị Đột quỵ.
2. Work with ambulance services to deliver stroke patients only to Stroke Ready hospitals. Ở các khu vực phát triển hơn, dịch vụ này nên được mở rộng để sàng lọc thêm bệnh nhân Thuyên tắc mạch lớn trong quá trình lựa chọn nơi chuyển bệnh nhân đột quỵ.
3. Educate the at-risk population about the signs of stroke and what to do when they appear.
Trong 4 năm qua, chúng tôi đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giúp đỡ các vùng cải thiện phạm vi phục vụ của các dịch vụ đột quỵ trong khu vực. Riêng tại châu Âu, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 130 bệnh viện từng không điều trị cho bệnh nhân đột quỵ thực hiện các quy trình điều trị đột quỵ cấp tính. Công việc của chúng tôi vẫn chưa hoàn thành. Bằng cách sử dụng các công thức toán học và công nghệ lập bản đồ tương tự như công nghệ được sử dụng ở Áo, giờ đây chúng tôi có thể hỗ trợ các điều phối viên đột quỵ khu vực lập kế hoạch về phạm vi cung cấp dịch vụ cho khu vực của họ cũng như các bệnh viện mới để cung cấp dịch vụ cho các khu vực cần thiết.
Chúng tôi đã học hỏi từ ví dụ của Bulgaria, trong đó họ đã thực hiện một bước quan trọng để tính toán số lượng bệnh nhân nhập viện mà dịch vụ xe cứu thương chưa sẵn sàng để tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ. Theo đó, họ phát hiện rằng trong số 134 bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ, chỉ có 34 bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc đột quỵ cấp tính cho bệnh nhân. Đây là một kết quả ấn tượng nhưng cũng là bước đầu rất quan trọng để giải quyết vấn đề. Dịch vụ xe cứu thương là khía cạnh tốt nhất để giải quyết vấn đề này: từ các ví dụ tiêu biểu ở Slovakia và Tây Ban Nha, chúng tôi đã biết rằng điều này có thể được hoàn tất với các quy trình dễ thực hiện và một vòng phản hồi để đảm bảo các quy trình này được thực hiện.
Khía cạnh thứ ba, tức phổ biến kiến thức cho nhóm người dân có nguy cơ bị đột quỵ, mới là khía cạnh khó giải quyết hơn. Khía cạnh này có vẻ rất đơn giản, trong đó chúng tôi cần xác định nhóm người dân có nguy cơ và hướng dẫn họ về các triệu chứng của đột quỵ và những điều họ cần làm khi xuất hiện triệu chứng. The challenge is that the average age of stroke is around 70 years and finding ways to communicate to them over digital and social channels is not as easy as it may be to younger populations.
The second problem is that, whether we like it or not, no one wants to talk about stroke. Đó là một căn bệnh đáng sợ thường được xem là “căn bệnh có thể làm tôi tử vong mà tôi không thể làm gì được”, vì vậy mọi người thường chủ động không nhắc đến nó.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta thay đổi cách nhìn nhận về các bệnh nhân đột quỵ tiềm năng. Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra một điều khi tham quan một đơn vị phụ trách đột quỵ quy mô lớn ở Belgrade. Đó chính là: bệnh nhân đột quỵ còn có thể là ông bà của một ai đó. Đây là một căn phòng đầy những người ông, người bà ốm đau bệnh tật!
Một nghiên cứu rất thú vị vừa được thực hiện ở Ý gần đây cho thấy rằng điều đầu tiên mà 90% bệnh nhân đột quỵ làm sau khi xuất hiện triệu chứng là liên hệ với ai đó để xin lời khuyên. Trong hầu hết 70% trường hợp thì “ai đó” chính là người thân hoặc bạn bè của họ. Thật không may, nghiên cứu cho thấy chỉ có 30% số người được hỏi ý kiến khuyến nghị bệnh nhân đột quỵ gọi xe cứu thương. Nói cách khác, nếu chúng ta muốn phổ biến kiến thức cho nhóm người dân này về đột quỵ, chúng ta nên tìm cách hướng dẫn ông bà của chúng ta cũng như con cháu của họ.
Chúng tôi cũng từng đề cập rằng mọi người không muốn trao đổi về những vấn đề như đột quỵ, vậy tại sao chúng ta không học hỏi từ các dự án nâng cao nhận thức về bệnh tật khác như “Distinguished Gentlemen's ride”? Theo đó, dự án này đã tìm ra phương pháp để khiến nam giới suy ngẫm về những điều mà họ luôn lẩn tránh như ung thư tuyến tiền liệt và tự tử. Cách tiếp cận của họ là mời nam giới tham gia chia sẻ về điều mà họ thích, chẳng hạn ăn mặc “Dapper” như một quý ông trong phim thời thập niên 70 và phóng xe máy.
Chúng ta biết rằng nhóm người dân có nguy cơ đột quỵ thích kể chuyện hoặc chơi đùa với các cháu của mình. Tại sao chúng ta không tận dụng niềm yêu thích này để phổ biến kiến thức cho cả gia đình về đột quỵ, đồng thời tạo điều kiện để trẻ em tương tác nhiều hơn với ông bà của chúng?
Vì vậy, chúng tôi đã phát triển một chương trình trong đó trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 9 có thể chọn hai người là ông bà/bạn bè của gia đình/cô dì chú bác của mình để tiến hành hướng dẫn họ dưới dạng thực hiện sứ mệnh để được trở thành Người hùng FAST. Chúng tôi đã làm việc với các chuyên gia từ Khoa Giáo dục tại Đại học Macedonia để tổ chức một chương trình kéo dài 5 tuần. Trong khuôn khổ chương trình, trẻ em có thể vui chơi, vận động, xem phim hoạt hình vui nhộn và tự làm “thẻ lời nhắn” cho ông bà của mình để hướng dẫn họ về cách chống lại cục máu đông quái ác gây ra đột quỵ. Chúng tôi cũng thu hút sự tham gia của phụ huynh thông qua trang web và thông qua việc tình cờ tiếp xúc với tất cả tài liệu mà trẻ mang về nhà.
Khủng hoảng COVID-19 khiến các trường học phải đóng cửa. Do đó, chúng tôi đành tạm dừng triển khai chương trình. Điều này đã thúc giục chúng tôi quay trở lại cân nhắc các ý tưởng. Chúng tôi cần phải tìm ra một cách thức “kỹ thuật số” để thu hút sự tham gia của trẻ em mà vẫn duy trì được trạng thái vui vẻ và cường độ tương tác như trên lớp học. Chúng tôi vẫn muốn trẻ em tiếp nhận sứ mệnh hướng dẫn ông bà của mình. Thách thức lớn nhất mà các chương trình kỹ thuật số gặp phải chính là khả năng duy trì cường độ tương tác với mọi người. Đây cũng là rào cản mà tất cả chúng tôi đã trải nghiệm trong thời gian gần đây khi tổ chức các hội nghị và phiên đào tạo trực tuyến.
Giải pháp của chúng tôi là biến chiến dịch kéo dài 5 tuần ở trường thành 5 quyển sách điện tử kỹ thuật số thú vị chứa đầy trò chơi, hình ảnh động và hoạt động để hướng dẫn gia đình theo cách thức trải nghiệm. To keep engagement levels high, we also completely overhauled the website (fastheroes.com) and gamified the whole experience. Nói cách khác, mọi hoạt động mà gia đình thực hiện trực tuyến đều giúp các em nhận được điểm và huy hiệu để sử dụng theo nhiều cách thức khác nhau. Các em có thể cạnh tranh với bạn bè trên bảng xếp hạng, sử dụng điểm để mở khóa trò chơi trực tuyến và đổi quà Người hùng FAST trực tuyến. Các em còn có thể tải quà về cho bản thân.
Để thí điểm, chúng tôi đã khởi động chiến dịch kỹ thuật số ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hungary và Ba Lan. Tính đến nay, đã có hơn 7,000 gia đình tham gia chương trình. Dựa trên thành công của chương trình thí điểm, giờ đây chúng tôi đã bắt đầu mở rộng chiến dịch kỹ thuật số sang các quốc gia khác.
Some early data from a group of parents, whose kids participated in the FAST Heroes campaign in Greece, showed that only around 4% of the parents knew the most common symptoms of stroke before implementation. This number jumped dramatically with 88% being able to recall at least 3 symptoms after implementation.
Chúng tôi hi vọng rằng bằng cách tìm ra phương thức kết nối nhóm người dân có nguy cơ đột quỵ với những đối tượng mà họ không ngại trao đổi (con cháu của họ) và bằng cách cho họ tiếp xúc với thông điệp của chúng tôi một cách đáng nhớ và thú vị, chúng tôi có thể đạt được hiệu quả tương tự trong việc chuyển giao hiểu biết về các triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ và sự cần thiết phải gọi cấp cứu theo số 112 ngay lập tức.
Như vậy, có lẽ chúng tôi đã tìm ra cách giải quyết biên giới cuối cùng trong điều trị đột quỵ cấp tính.