Các phi công dành nhiều giờ mỗi năm cho các trình giả lập để biến các nhiệm vụ hàng ngày trở nên tự động và chuẩn bị cho những sự kiện mà họ không thực sự muốn đối mặt trên bầu trời lần đầu tiên. Tất cả chúng ta đều lên máy bay mỗi ngày vì chúng ta hiểu thực tế này. Nếu bệnh nhân không có niềm tin vào khả năng của bác sĩ điều trị đột quỵ, rằng họ đã thực hành điều này nhiều lần cho đến khi họ thuần thục, thì sao?
Có bằng chứng cơ sở về giá trị của học tập kinh nghiệm và đặc biệt là đào tạo dựa trên mô phỏng. Theo Tahtali, D. (2016) gần đây cho thấy rằng họ có thể đạt được thời gian từ khi nhập viện đến khi được điều trị trung bình dưới 30 phút bằng cách thực hiện "mô phỏng bệnh nhân giả" trong khoa của mình.
Chúng tôi nhận thấy giá trị của huấn luyện dựa trên mô phỏng đột quỵ ở trung tâm mô phỏng của Tiến sĩ Mikulik ở Cộng hòa Séc, do đó chúng tôi đã quyết định rằng cần phát triển một cách thức để đưa viẹc này vào bộ công cụ của mình. Chúng tôi muốn đưa các mô phỏng vào bệnh viện để đội đột quỵ thực hiện đào tạo trong môi trường của chính họ, do đó chúng tôi đã phát triển một gói mô phỏng bao gồm một kịch bản ca bệnh nhân và hai mô phỏng bệnh nhân giả được ghi lại trên máy ảnh GoPro đã được phân tích bởi một hội thảo đa chuyên khoa qua video và thống nhất về các điểm cần cải thiện. Được trang bị camera mới và hứng thú với khả năng của loại hình đào tạo này, chúng tôi đã thiết lập để thử nghiệm cách thức mới này tại quốc gia khởi nguồn của chương trình Angels, Nam Phi.
Thành thật mà nói, khi đến Nam Phi, chúng tôi không biết có những gì đang chờ mình. Chúng tôi biết rằng thời gian từ khi nhập viện đến khi được điều trị trung bình ở châu Âu theo dữ liệu của SITS là khoảng 80 phút, nhưng không biết ở Nam Phi là bao lâu. Tài liệu tham khảo duy nhất chúng tôi có là một mô phỏng mà chúng tôi đã làm trong một bệnh viện ở Cape Town vào tháng 11 năm 2016 với kết quả phi thường.
Bệnh viện đã đạt được thời gian điều trị trong khoảng 35 phút trong lần mô phỏng đầu tiên và sau đó giảm xuống một nửa thời gian ở lần mô phỏng thứ hai sau các cuộc thảo luận rút kinh nghiệm. Mặc dù vậy, điều này có thể đã là một ngoại lệ. Hãy nhớ rằng chương trình Angels (hoặc chương trình MyStroke như cách chương trình này được gọi ở đó) mới được triển khai ở nước này kể từ năm 2014.
Chúng tôi đã thực hiện được mô phỏng tại 13 bệnh viện trên cả nước trong một ngày. Khi kết quả bắt đầu đến từ tất cả các chuyên viên tư vấn từ khắp mọi miền đất nước, và chúng tôi không thể tin vào những gì mình đã khám phá. Thời gian trung bình của 13 bệnh viện cho lần mô phỏng đầu tiên chỉ hơn 30 phút. Với lần mô phỏng thứ hai, các bệnh viện đã đạt được thời gian DTN dưới 20 phút. Hãy nhớ rằng đây là một quốc gia mà cách đây 2 năm chỉ có 4 trung tâm đột quỵ.
Chúng tôi đã học được rất nhiều về cách quản lý các mô phỏng này từ quan điểm kỹ thuật và nếu chúng tôi có bất kỳ nghi ngờ nào về khả năng ứng dụng thực tế của chúng vào cuộc sống thực thì thì các nghi ngờ đó đều bị loại bỏ sau đó 2 ngày. Một trong những bệnh viện có thời gian thực hiện thời gian DTN tốt nhất trước khi mô phỏng là 47 phút đã điều trị một bệnh nhân đột quỵ thực tế 2 ngày sau với thời gian là 31 phút.
Chúng tôi rời Nam Phi với sự khiêm tốn về kinh nghiệm nhưng có động lực để đi và nói với các bệnh viện ở châu Âu rằng nếu một quốc gia nhỏ với ít tài nguyên và một loạt các bệnh viện sẵn sàng điều trị đột quỵ mới có thể làm điều đó trung bình trong vòng chưa đầy 30 phút, thì mỗi bệnh viện ở Châu Âu cũng có thể làm được.