Bỏ qua để đến nội dung chính
Latvia

Luôn có những việc cần cải thiện

Một bệnh viện ở Latvia đạt được thời gian từ khi đến bệnh viện đến khi được điều trị là 9 phút nhanh như chớp.
Angels team 7 tháng 1 năm 2019

In September 2018, nearly six months after I joined the Angels Initiative, I was asked to visit Pauls Stradiņš Clinical University Hospital in Riga, Latvia, to help conduct a simulation, writes Rafael Klavert, Angels Senior Coordinator.  




Vào tháng 9 năm 2018, gần 6 tháng sau khi tham gia chương trình Angels, tôi đã được yêu cầu đến Bệnh viện Đại học Lâm sàng Pauls Stradiņš ở Riga, Latvia, để giúp thực hiện mô phỏng. 

Cuối cùng, tôi tự nghĩ. Cho đến thời điểm đó, tôi đã tham gia với nhiều vai trò hỗ trợ khác nhau cho các chuyên viên tư vấn chương trình Angels châu Âu. Tuy nhiên, vì tôi sống ở Đức, cơ hội đến thăm các bệnh viện hơi hạn chế. Tôi biết rằng điều quan trọng đối với tôi là cần trải nghiệm quá trình tư vấn trực tiếp, vì vậy tôi đã nắm lấy cơ hội. 
 
Mặc dù chưa từng được Chuyên viên tư vấn chương trình Angels đến thăm, khoa thần kinh của bệnh viện đã biết khá rõ về chương trình Angels. Chỉ một vài tháng trước chuyến thăm, họ đã gửi một số bác sĩ thần kinh trẻ đến chương trình đào tạo giảng viên của chúng tôi ở Wiesbaden, Đức. Và hơn nữa trước đó, bệnh viện cũng đã nhận được giải Vàng Angels-ESO. Không cần phải nói, họ không chỉ được coi là một bệnh viện sẵn sàng điều trị đột quỵ, mà còn là một bệnh viện hoạt động tốt trong lĩnh vực đó. 

Đó là khi sự nghi ngờ bắt đầu len vào tâm trí tôi. Dường như với tôi họ đang đi đúng hướng. Chúng tôi có thể cải thiện bao nhiêu từ chuyến thăm này? Liệu họ có coi sự hiện diện của chúng tôi là hữu ích? Hay đơn giản là chúng tôi sẽ lãng phí thời gian quý báu của họ? 

 

Những lo lắng đó đã biến mất khi chúng tôi được chào đón nhiệt tình bởi Phó giáo sư Thần kinh học Evija Miglane và nhóm Bác sĩ thần kinh trẻ của bà. Tôi đã cảm động khi thấy vài người trong số họ đang đeo huy hiệu Angels. Sau khi trao đổi ngắn gọn thông tin về chương trình Angels và tình trạng chăm sóc đột quỵ ở Latvia, chúng tôi đã được Tiến sĩ Kristaps Jurjans, một nhà thần kinh học trẻ, cao và vui vẻ dẫn đi tham quan bệnh viện, và anh rất tự hào chỉ cho chúng tôi Chứng chỉ Hạng Vàng ESO - Angels được đóng khung trang trọng đặt ngay ngoài khoa đột quỵ. "Chúng tôi chắc chắn sẽ được công nhận hạng Bạch Kim vào kỳ báo cáo tới", anh nói với nụ cười đầy tự tin. Anh cũng cho chúng tôi xem Túi Dụng cụ Đột quỵ Angelss mà như anh nói là đã làm cho mọi thứ hiệu quả hơn nhiều vì có sẵn mọi thứ cần thiết để điều trị bệnh nhân đột quỵ. 

Chúng tôi trở lại vào ngày hôm sau để có thời gian cho hai mô phỏng (rất may là vì tôi đã gặp tai nạn rách một lỗ LỚN trên quần trong chuyến tham quan bệnh viện!). Thật không may, chúng tôi không thể huy động đội cứu thương tham gia mô phỏng, nhưng có đủ tình nguyện viên cho vai trò đó cũng như vai trò của bệnh nhân giả. Bác sĩ Jurjans lưu ý rằng chúng tôi sẽ sử dụng máy chụp CT đã hết dịch vụ đặt ngay bên cạnh phòng CT tiêu chuẩn, để không làm phiền các bệnh nhân thực sự và phòng cấp cứu. Bạn phải tôn trọng mọi người khi có tư duy đi trước và hướng đến bệnh nhân như thế.

Sau khi hội ý trước, chúng tôi bắt đầu trường hợp mô phỏng và ngay lập tức tôi thấy rõ đây là một đội ngũ phụ trách đột quỵ có kinh nghiệm, được chuẩn bị tốt. Không còn những nụ cười và những câu nói đùa từ miệng của Tiến sĩ Jurjans, thay vào đó là sự tự tin phù hợp của một trưởng nhóm. Ca đầu tiên đã được giải quyết trong vòng 20 phút, một kết quả rất ấn tượng với bất kỳ biện pháp nào, một điều mà hầu hết các bệnh viện và đội ngũ phụ trách đột quỵ sẽ tự hào. Nhưng không phải đội ngũ phụ trách đột quỵ này. 

 

Toàn bộ quá trình được ghi lại bằng camera GoPro, vì vậy chúng tôi đã họp lại cùng với toàn bộ khoa thần kinh để xem các cảnh quay và cùng nhau phân tích cách cải thiện quy trình. Lưu ý rằng chúng tôi mất gần 10 phút để đưa bệnh nhân đến phòng chụp CT, đó là do quá trình nhập viện cũng như khoảng cách giữa phòng cấp cứu và phòng CT. Do đó chúng tôi quyết định kiểm tra xem có thể tiết kiệm được bao nhiêu thời gian nếu đội cứu thương – với một hệ thống thông báo trước viện giả định – đã đưa bệnh nhân trực tiếp đến đột đột quỵ tại tòa nhà đặt máy chụp CT. 

Chắc chắn, sự khác biệt nhỏ đó đã tạo ra một tác động lớn; bệnh nhân giả thứ hai được điều trị trong thời gian nhanh như chớp là 9 phút! 

Tôi đã rất phấn khởi và háo hức chờ để cùng nhau xem lại video, nhưng đột nhiên một bệnh nhân thật đã đến. Sau khi nhóm nòng cốt đến điểm cấp cứu đó, chúng tôi được thông báo bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy huyết khối với thời gian trừ khi vào viện đến điều trị trong 20 phút, kết quả xác minh về lần mô phỏng đầu tiên của đội ngũ phụ trách đột quỵ so với hiệu quả thực tế. 

Khi rời bệnh viện, có hai suy nghĩ khác biệt chi phối tâm trí tôi. Thứ nhất, tôi nhận ra rằng, với tư duy đúng đắn thì luôn có chỗ cần cải thiện cho dù mốc chuẩn có tốt đến đâu. Thứ hai, vâng, họ có thể sẽ đạt được hạng Bạch kim hoặc Kim cương ESO-Angels trong tương lai gần.

More stories like this

Lithuania

Con đường hoàn hảo | Đào tạo mô phỏng ở Kaunas

Một trung tâm mô phỏng hiện đại tại bệnh viện lớn nhất ở Baltics đã biến thành phố Kaunas trở thành nơi có cùng ý nghĩa với việc cải thiện chất lượng chăm sóc đột quỵ ở Trung Âu.
Malaysia

Cạnh tranh là con đường dẫn đến thành công

Một cuộc thi thân thiện ở quy mô nhỏ có thể thúc đẩy cuộc chiến cải thiện chăm sóc đột quỵ ở Malaysia không? Tìm hiểu điều gì đã xảy ra khi ba đội đột quỵ từ các bệnh viện khác nhau đối đầu nhau trong Thử thách đội mô phỏng.
Iceland

Thực hành tạo nên sự hoàn hảo

Một câu chuyện từ Iceland coi mô phỏng là một bài tập xây dựng kỹ năng, hình thành thói quen, nếu được lặp lại đủ thường xuyên, có thể tạo ra kết quả phi thường.
Tham gia cộng đồng Angels
Powered by Translations.com GlobalLink OneLink Software