Quan hệ đối tác chiến lược và cách tiếp cận có hệ thống giúp Tri Nofianty và nhóm của cô giải quyết được kẻ giết người số một ở Indonesia, bất chấp hàng loạt trở ngại từ sự chậm trễ về hành chính đến tắc đường, nhưng khi cô đi làm vào buổi sáng, điều thúc đẩy cô là cá nhân.
Khi Tri Nofianty (đồng nghiệp thường gọi cô một cách thân mật là Fifi) lần đầu tiên đăng ký trở thành chuyên viên tư vấn Angels và biết vị trí làm việc của mình là về cải thiện chăm sóc đột quỵ, cô đã nhớ lại thời thơ ấu của mình.
Người bà yêu quý của Fifi đã bị đột quỵ khiến bà không thể cử động hay nói chuyện.
“Bà chỉ có thể nói chuyện bằng mắt”, Fifi nhớ lại thời thơ ấu khi đến thăm bà ngoại bị bệnh nặng. “Tôi yêu bà rất nhiều, và điều đó khiến tôi rất đau lòng.”
Với tư cách là trưởng nhóm Angels tại quốc đảo lớn nhất thế giới, nơi đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một nhóm dân số lớn hơn Tây Âu, Fifi hiện đang dẫn dắt một nhóm nhỏ bước vào một cuộc chiến chống lại những tỷ lệ cược ghê gớm.
Để các nạn nhân đột quỵ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc tối ưu, Indonesia cần thêm 377 bệnh viện sẵn sàng chăm sóc đột quỵ. Đất nước này không có dịch vụ cấp cứu xe bằng cứu thương đáng tin cậy và những chiếc xe dịch vụ được triển khai ở các thành phố lớn như Jakarta phải nhích từng bước do tắc nghẽn giao thông, với sự chậm chạp đến kinh khủng. Gần 80% bệnh nhân đến bằng các phương tiện khác, không được điều trị theo phương pháp nào và thường xuyên đến các bệnh viện không đủ phương tiện điều trị. Chỉ 17% đến được viện trong khoảng thời gian dưới 3 giờ.
Việc pháp luật quy định phải được sự chấp thuận sau khi có đủ thông tin gây ra sự chậm trễ hơn nữa vì các thành viên trong gia đình, không thể chịu nổi gánh nặng trong việc đưa ra quyết định sinh tử, tìm kiếm ý kiến thứ hai khi những phút quý giá trôi qua.
Tuy nhiên, Fifi đang trong quá trình thực hiện những cải thiện nhỏ để tạo nên sự thay đổi lớn. Mỗi bệnh viện được ghi danh vào mạng lưới Angels, mỗi lần diễn tập quy trình được hoàn thành và mỗi phút thời gian từ khi bệnh nhân tới viện đến khi được điều trị được giảm xuống đều là một chiến thắng nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng trong trận chiến mà cô ấy coi là “sứ mệnh” của mình.
Bước vào cuộc chiến, Fifi sử dụng bốn nguyên tắc xác định một công việc tư vấn Angels.
“Trong tuần đầu tiên tại Angels, tôi đã được huấn luyện bởi nhóm toàn cầu – những Thiên thần đầu tiên”, cô nói về những người sáng lập là Jan van der Merwe và Thomas Fischer và giám đốc dự án Rita Rodrigues. Ba năm rưỡi trôi qua, cô vẫn đúng với các nguyên tắc chỉ đạo về chuẩn hóa, giáo dục, cộng đồng và sự ghi nhận. “Đây là những trụ cột của Angels Initiative”, cô nói. “Điều quan trọng là sử dụng chúng làm hướng dẫn, chúng là sự hỗ trợ có giá trị và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tư vấn một cách có hệ thống.”
Một cố gắng lớn
Quan hệ đối tác chiến lược và cách tiếp cận có hệ thống khiến công việc tư vấn vừa rộng lớn vừa phức tạp. Mối quan hệ hợp tác được xây dựng với Bộ Y tế đã dẫn đến những can thiệp cấp cao như cuộc họp năm 2019 do chính phủ khởi xướng giữa các bệnh viện khu vực và quốc gia, khuyến khích họ cam kết cải thiện chăm sóc đột quỵ. Việc mời được một viên chức chủ chốt trong Bộ tham gia ban chỉ đạo Angels địa phương là một bước đột phá.Viên chức y tế này không chỉ trực tiếp quan tâm đến việc thiết lập các hướng dẫn quốc gia về đột quỵ mà các dữ liệu và thông tin chi tiết được chia sẻ trong các cuộc họp của ban chỉ đạo đã cảnh báo cho Bộ về nhu cầu cải thiện trong chăm sóc đột quỵ của Indonesia.
“Bà ấy muốn trở thành một phần của quá trình cải tiến”, Fifi báo cáo. “Bà ấy muốn bắt đầu để lại dấu ấn của riêng mình.”
Nhóm Angels cũng đã hợp tác với Hiệp hội Điều dưỡng Khoa học Thần kinh Indonesia được thành lập vào năm 2014, hướng tới việc công nhận điều dưỡng khoa học thần kinh là một chuyên ngành. Một kế hoạch hành động chung đã được thống nhất, trong đó có việc sẽ sớm đưa Chứng nhận Điều dưỡng Đột quỵ Angels thành một năng lực cần thiết cho các thành viên của hiệp hội.
Nghệ thuật thuyết phục
Việc tập trung vào triết lý Angels giúp Fifi và nhóm của cô phân biệt rõ ràng giữa những gì họ không thể khắc phục (tắc nghẽn giao thông đang được giải quyết bằng hệ thống tàu điện ngầm sẽ được triển khai trong thập kỷ tới) và những gì họ có thể, cụ thể là giới thiệu dịch vụ chăm sóc đột quỵ chuẩn hóa và đào tạo tại nhiều bệnh viện nhất có thể.
Fifi và nhóm của cô được học về nghệ thuật thuyết phục. Đó là một nỗ lực từ phía bệnh nhân, thuyết phục các bệnh viện điều chỉnh danh sách kiểm tra chăm sóc đột quỵ của mình cho phù hợp với các hướng dẫn toàn cầu, giành được hỗ trợ quản lý cho đào tạo diễn tập quy trình để cải thiện lộ trình chăm sóc đột quỵ và thuyết phục các nhóm đột quỵ về tầm quan trọng của hoạt động diễn tập quy trình thứ hai để theo sau lần đầu tiên.
Để đạt được mục tiêu này, các chuyên viên tư vấn sử dụng mọi công cụ theo ý mình, từ dữ liệu chứng minh lợi ích đạt được sau hoạt động diễn tập quy trình thứ hai đến video về một nhóm đột quỵ đã hoàn thành kỳ tích đáng kinh ngạc là làm tan huyết khối một bệnh nhân trong vòng 7 phút sau khi bệnh nhân này đến một bệnh viện ở miền tây Slovakia.
Áp lực từ các bệnh viện khác tạo nên một đòn bẩy khác. “Khi 5 hoặc 10 bệnh viện chấp nhận sự hỗ trợ của chúng tôi thì các bệnh viện khác sẽ làm theo. Các ví dụ là quan trọng”, Fifi nói.
Một cảm giác thân thuộc
Giải quyết rào cản về giấy chấp thuận sau khi có đầy đủ thông tin là vấn đề thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng đột quỵ là một trường hợp cấp cứu y tế và xây dựng nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng to lớn của việc trì hoãn điều trị dẫn đến kết quả như thế nào. Những cải thiện nhỏ đạt được thông qua việc các điều dưỡng và nhân viên hành chính hướng dẫn người nhà bệnh nhân trong khi bệnh nhân bị nghi ngờ đột quỵ đang được chụp CT, và đào tạo các bác sĩ để giao tiếp hiệu quả với người nhà bệnh nhân.
Mục tiêu là đáp ứng các tiêu chí toàn cầu về bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ, điều trị bệnh nhân trong thời gian dưới 60 phút và tỷ lệ tái thông mạch máu ít nhất là 5%. Cho đến nay, 58 bệnh viện đã đạt được mục tiêu này, và 90 bệnh viện khác được nhóm Angels nhắm tới trong năm 2021 và có 5 bệnh viện đã đáp ứng các tiêu chí cho Giải thưởng WSO Angels, bao gồm giải Kim cương cho Bệnh viện Trung tâm Não Quốc gia ở thủ đô.
“Các bệnh viện Angels trở thành một phần của cộng đồng toàn cầu và có cơ hội trao đổi các ý tưởng và hiểu biết sâu sắc với các đồng nghiệp của mình ở các quốc gia khác”, Fifi nói và đánh dấu hai trụ cột cuối cùng của cách tiếp cận Angels. “Điều quan trọng là họ được khích lệ và được công nhận, rằng họ biết chúng tôi đánh giá cao sự cam kết của họ và cảm thấy mình thuộc về một điều gì đó lớn hơn bản thân.”
Đó là một sứ mệnh
Khi bà của Fifi bị đột quỵ hơn ba thập kỷ trước, việc điều trị phục hồi chức năng đã mất vài năm, và ngay cả khi đã có phương pháp điều trị, gia đình cũng không biết họ có thể đến bệnh viện nào. Đây là một trong những trở ngại được Ứng dụng F.A.S.T Rescue nhắm tới và là kết quả của sự hợp tác giữa nhóm Angels và Hiệp hội Đột quỵ Indonesia. Cùng với danh sách kiểm tra các triệu chứng, ứng dụng sẽ cung cấp cho người dùng danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ và một nút khẩn cấp để gọi xe cấp cứu.
Những gì mà bà ngoại đã phải chịu luôn ám ảnh trong tâm trí Fifi. “Tôi không muốn những người khác trong gia đình mình phải chịu chung số phận khi không được điều trị tại một bệnh viện dành cho người đột quỵ. Đó là sứ mệnh tôi mong muốn thực hiện vì gia đình và những người thân nhất của tôi và lan tỏa nó đến tất cả người dân Indonesia. Khi tôi thức dậy vào buổi sáng, điều thúc đẩy tôi là tôi là một phần của phong trào này, một phần của sự thay đổi trong chăm sóc đột quỵ của Indonesia.”