Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hầu hết chúng ta đã phải tiếp nhận “trạng thái bình thường mới” ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Điều đó có thể bao gồm làm việc và học tập ở nhà, luôn giữ khoảng cách xã hội an toàn và đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hiếm khi có đặc quyền lựa chọn như vậy. Ngược lại, bệnh nhân vẫn đến bệnh viện và họ vẫn phải được chăm sóc riêng vì tất cả các bệnh tật khác đều không dừng lại do COVID-19.
Mối quan ngại về khả năng lây nhiễm virus khi hành động thiếu cẩn trọng có thể dẫn đến sự suy giảm trong tốc độ phản ứng hoặc chăm sóc bệnh nhân. Đây là mối quan ngại của các bác sĩ chuyên khoa đột quỵ ở khắp mọi nơi. Đối với bệnh nhân đột quỵ, thời gian vẫn và sẽ luôn là điều cốt yếu.
Dr. Ana Gomes, the stroke unit coordinator from Tondela-Viseu Hospital Centre who is also Portugal’s RES-Q Coordinator and an ardent supporter of the Angels Initiative, was one of the physicians concerned by how the pandemic affected the treatment speed of stroke patients.
Bồ Đào Nha tổ chức hội thảo trực tuyến về COVID-19 đầu tiên vào ngày 3 tháng 4 năm 2020. Đó cũng chính là lần đầu tiên bà nhận thấy số lượng bệnh viện đã báo cáo rằng bệnh nhân phải chờ đợi lâu hơn, thời gian DTN chậm hơn và các xu hướng đáng lo ngại khác do COVID-19. Vốn là một người làm việc trên cơ sở số liệu, bà muốn tự mình kiểm chứng tác động của đại dịch đến quy trình xử lý đột quỵ tại bệnh viện mà bà đang công tác.
Với tư cách là một trong những điểm sáng ở Bồ Đào Nha, đội phụ trách đột quỵ tại bệnh viện này luôn sẵn sàng học hỏi bằng cách tiến hành mô phỏng và liên tục thực hành giám sát chất lượng (đây là bệnh viện đăng ký RES-Q cho nhiều bệnh nhân nhất ở Bồ Đào Nha). Nhờ đó, họ đã nhận được chín Giải thưởng ESO-Angels, trong đó có năm giải thưởng Hạng Kim cương.
Tại thời điểm này, bệnh viện đã khôi phục lại một phần trạng thái hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian cao điểm của đại dịch, Đơn vị Phụ trách Đột quỵ của họ đã được chuyển đến một phòng khác để nhường chỗ cho bệnh nhân COVID-19. Họ cũng phải đối mặt với một số trở ngại như yêu cầu cách ly tất cả các y tá của Đơn vị Phụ trách Đột quỵ trong vòng 14 ngày.
Quy trình của họ là giả định rằng tất cả bệnh nhân đột quỵ đều bị nhiễm virus COVID-19. Khi một bệnh nhân có khả năng bị đột quỵ đến ED, họ phải mặc trang bị bảo hộ cá nhân. Tuy nhiên, mọi quy trình khác đều được duy trì như cũ, bao gồm thông báo trước (bệnh nhân được tiếp nhận đã mặc trang bị bảo hộ cá nhân), xét nghiệm máu ưu tiên, chuyển thẳng đến CT và điều trị tại CT.
Khi bệnh nhân thuộc diện có rủi ro bị nhiễm virus cao, bệnh nhân sẽ được chụp CT lồng ngực sau khi điều trị. Sau khi hoàn thành tất cả các xét nghiệm X-quang (bao gồm cả X-quang mạch máu), bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng ED để lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Sau đó, họ sẽ ở lại phòng ED cho đến khi có kết quả. Trong trường hợp phải phẫu thuật cắt huyết khối, bệnh nhân sẽ được chuyển và tiếp nhận như một bệnh nhân dương tính với COVID-19.
Vào tháng 5 năm 2020, Bác sĩ Gomes quyết định rằng đã đến lúc đánh giá quy trình này bằng cách thực hiện một mô phỏng mù. Sau khi có được chấp thuận từ Giám đốc ED, bà đã mời Chuyên viên tư vấn Angels là Claudia Queiroga đến giám sát.
“The main difference I could see was the PPE. People who were around the patient had to wear a set, and those who didn’t had to guard their distance. Dressing into one seemed a bit frustrating but the team were very efficient as they were already used to it,” she noted.
Kết quả mô phỏng đã khiến tất cả mọi người tham gia rất ngạc nhiên. Nhìn chung, không tồn tại quá nhiều khác biệt về thời gian và hiệu suất của đội so với thời điểm trước đại dịch. Mô phỏng là một lời cảnh tỉnh cho đội rằng bất chấp những quan ngại của họ, COVID-19 không ảnh hưởng quá nhiều đến quy trình xử lý đột quỵ. Nếu chúng ta tiếp tục đào tạo tất cả các bước quan trọng, chẳng hạn như cách mặc trang bị bảo hộ cá nhân một cách nhanh chóng, mọi thứ sẽ trở nên tự nhiên như trước thời kỳ đại dịch.