Bỏ qua để đến nội dung chính
Ý

Để lại một di sản mới

Tại Bệnh viện Santa Maria Nuova ở Florence, thành công đến từ động lực mạnh mẽ và tinh thần đồng đội vững chắc.
Angels team 11 tháng 9 năm 2019

Được thành lập vào năm 1288 bởi Folco Portinari, cha đẻ của Beatrice, vị hôn thê và là nguồn cảm hứng chính cho các tác phẩm của Dante Alighieri, Bệnh viện Santa Maria Nuova là bệnh viện lâu đời nhất còn hoạt động ở Florence, Ý và trên thế giới.

Bắt đầu chỉ với 10 giường bệnh dành cho người nghèo, bệnh viện đã phát triển nhanh chóng và vào năm 1330 đã sửa đổi các quy định để trở thành một bệnh viện đích thực thay vì một nhà tế bần từ thiện. Danh tiếng của bệnh viện tăng lên đáng kể với những bệnh nhân như Martin Luther được điều trị tại bệnh viện vào năm 1510, người đã hát những lời ca ngợi về "các bác sĩ khéo léo, điều dưỡng cẩn thận, nhà bếp tốt, giường sơn và vải ga sạch". 

Trong hơn 700 năm, bệnh viện đã liên tục phục vụ bệnh nhân không ngừng nghỉ, ngay cả khi có bệnh dịch, chiến tranh hoặc thiên tai, và đã tích lũy được rất nhiều di sản lịch sử và nghệ thuật trong quá trình này. Nơi đây ngày nay cũng là một bảo tàng với bộ sưu tập nghệ thuật phong phú và độc đáo bao gồm 730 bức tranh, bích họa, tác phẩm điêu khắc, đồ đạc và chỗ gọi là "vasche di Leonardo" nơi mà Leonardo da Vinci từng thực hiện khám nghiệm tử thi cho các nghiên cứu giải phẫu của mình.

Với những di sản lịch sử và nghệ thuật như vậy, không nhiều người cho rằng Bệnh viện Santa Maria Nuova sẽ tạo ra những điều mới mẻ trong thế kỷ 21, nhưng đó là chính xác là những gì đã xảy ra.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2017 khi Bác sĩ Angela Konze, một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh làm việc cho bệnh viện, gặp Giáo sư Valeria Caso, Cựu Chủ tịch ESO và một "đại sứ" Angels trong một hội thảo ở Ý. Bác sĩ Konze đã bị mê hoặc trước sức mạnh của mạng lưới Angels và bởi thực tế là nhiều bệnh viện ở Châu Âu có thể đạt được thời gian từ lúc nhập viện đến khi được điều trị (DTT) trung bình là 30 phút trở xuống.  Muốn cải thiện thời gian DTT của bệnh viện, trung bình là 75 phút vào thời điểm đó, cô quyết định liên lạc với sáng kiến Angels để giúp đánh giá nhằm cải thiện chăm sóc đột quỵ trong bệnh viện của mình.

Ngay sau hội thảo, quá trình tư vấn cho bệnh viện được bắt đầu. Các bác sĩ và điều dưỡng của toàn bộ đội ngũ đột quỵ từ các khoa Cấp cứu, Chẩn đoán hình anh và Nội đã tích cực tham gia trong suốt 5 chuyến thăm tư vấn của chương trình Angels. Trong những chuyến thăm này, các nhân viên tư vấn đã tiến hành phân tích quy trình xử lý đột quỵ tại bệnh viện và hỗ trợ các khóa đào tạo khác nhau. Thời điểm xác định quá trình cải tiến này là trong các mô phỏng tại chỗ, trong đó nhóm đã thử nghiệm và thống nhất một số điều chỉnh trong các quy trình nhằm hực hiện hiệu quả 4 hành động ưu tiên được đề xuất.

Đầu tiên, họ đồng ý rằng, sau khi có thông báo trước viện về đột quỵ từ dịch vụ EMS, bệnh nhân nên được bỏ qua việc phân khoa và được bác sĩ khoa cấp cứu đánh giá ngay, và bác sĩ cấp cứu sẽ đi cùng bệnh nhân đến bàn chụp CT. Ngoài ra, họ đồng ý rằng các điều dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình và nên tham gia trong suốt quá trình bằng cách làm việc song song để hỗ trợ bác sĩ trong chăm sóc bệnh nhân. Nhóm cũng nhận ra rằng trong quá trình mô phỏng tại chỗ, việc sử dụng một túi đột quỵ có thể giúp họ sẵn sàng điều trị dược lý trong phòng CT.

Sau khi mô phỏng, nhóm cũng rất tích cực trong việc xem xét và tùy chỉnh lại các mẫu Bảng Kiểm do chuyên viên tư vấn chương trình Angels cung cấp, và cuối cùng chúng trở thành một phần của thói quen của mỗi nhóm cấp cứu đột quỵ. Một hành động cải tiến quan trọng khác được thực hiện ngay sau đó là theo dõi thời gian từ khi nhập viện đến khi được điều trị: các điều dưỡng và bác sĩ của Khoa Cấp cứu và Khoa Chẩn đoán hình ảnh bắt đầu điền một cách có phương pháp vào Bảng theo dõi thời gian Angels để có thể theo dõi tiến trình của chính mình. Việc mô phỏng đột quỵ đã tạo nên một làn sóng nhiệt tình và động lực cho toàn đội. Nó giúp họ nhìn tận mắt những khoảng trống trong quy trình để phê bình nghiêm túc và cùng nhau khắc phục.

Những thay đổi này mang lại những kết quả ngay tức thì và đáng kinh ngạc. Từ con số điều trị 29 bệnh nhân và DTT trung bình 75 phút trong năm 2017, bệnh viện đã điều trị được 66 bệnh nhân với DTT trung bình là 38 phút trong năm 2018. Như vậy chỉ trong một năm, họ đã nhân đôi được tỷ lệ tái thông cho bệnh nhân, trong khi giảm được một nửa thời gian DTT. Do đó, Bệnh viện Santa Maria Nuova trở thành bệnh viện đầu tiên ở Ý đạt được hạng Kim cương của Giải thưởng ESO-Angels và họ vẫn đang cải thiện ngày càng tốt hơn: từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2019, bệnh viện đã điều trị cho 42 bệnh nhân, với DTT trung bình là 32 phút, một cải tiến hơn nữa đối với sự tiến bộ đã rất ấn tượng đạt được trong năm trước.

Kinh nghiệm tuyệt vời của bệnh viện đã lan tỏa mạnh mẽ đến 7 bệnh viện khác trong cùng mạng lưới điều trị đột quỵ tại khu vực, khi các bệnh viện này bắt đầu quy trình tư vấn Angels và đạt được kết quả đáng kinh ngạc, một ví dụ khi tham gia một cộng đồng có thể dẫn đến tiến bộ ở một quy mô lớn hơn.

Cô Lorenza Spagnuolo, chuyên viên tư vấn chương trình Angels làm việc với bệnh viện này, cho rằng yếu tố thành công chính đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân, kết hợp với tinh thần đồng đội vững chắc giữa các bác sĩ và điều dưỡng trong các khoa cấp cứu và Chẩn Đoán Hình Ảnh.

"Tôi rất ấn tượng trước sự nhiệt tình lan tỏa của những con người này, trước sự sẵn lòng cải thiện, và chủ yếu là sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Tinh thần đặc trưng cho nhóm rất độc đáo và quý giá: tất cả mọi người đều hiểu rằng mọi kết quả đều xuất phát từ sự hợp tác của mọi người, chứ không phải từ bất kỳ cá nhân cụ thể nào. Tôi nghĩ rằng đây là chìa khóa thành công của họ và tôi sẽ tiếp tục thách thức họ làm việc cùng nhau như họ đang làm, và không bao giờ đánh mất đi tinh thần và động lực này." - Lorenza Spagnuolo.  

Cho tới nay, Bệnh viện Santa Maria Nuova vẫn là bệnh viện duy nhất ở Ý đạt được Giải Kim cương ESO-Angels, và họ đã làm được điều đó không chỉ một lần mà là hai lần và trở nên một điểm sáng về tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc đột quỵ trong cả nước.

Chúng tôi vô cùng tự hào là một phần của di sản mới trong một bệnh viện có bề dày lịch sử; tự hào khi hiểu rõ tất cả những người tham gia và tiêu chuẩn cao mà họ đặt ra cho chính họ; ,và chúng tôi khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục mang lại sự ngạc nhiên trong những năm tới. 

More stories like this

Argentina

A Plan Comes Together in Mendoza

In Mendoza in Argentina we raise our glasses to a telestroke success story involving two doctors – one who had the misfortune of suffering a stroke, and one who had the privilege of treating him.
Hy Lạp

Apostolos and the Community of Stories

The award-winning change agent and stroke centre certification advocate Dr Apostolos Safouris believes in stories and their power to grow communities and spread scientific knowledge. He explains how reading about the history of humanity provides context for his work.
Ý

Treating in the Fast Lane

The story of Hospital Antonio Cardarelli shows that for stroke improvement to come about through generational change, each generation must have its pioneers.
Tham gia cộng đồng Angels
Powered by Translations.com GlobalLink Web Software