Bỏ qua để đến nội dung chính
Ba Lan

15 phút khác biệt có thể làm nên điều gì

Ba Lan không chỉ tập trung vào số lượng mà còn cả chất lượng.
Angels team 20 tháng 6 năm 2017



Mức độ chăm sóc đột quỵ ở Ba Lan đã được cải thiện rất nhiều trong những năm qua. Dưới sự hướng dẫn của những người như Giáo sư Anna Członkowska và những người khác, số lượng trung tâm đột quỵ đã tăng từ số lượng ít ỏi trong năm 2010 lên khoảng 170 như hiện tại.|

Ba Lan không chỉ tập trung vào số lượng mà còn cả chất lượng. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới mà chúng tôi đã phân tích, chúng tôi thấy rằng họ có thể tăng tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được điều trị tái thông trung bình 1% một năm. Ba Lan đã đạt trung bình khoảng 2% một năm từ năm 2010 đến 2015! Công tác chăm sóc bệnh nhân đã có sự thay đổi, với thời gian cửa kim (DTN) là 45 phút ở một số bệnh viện tham khảo.

Tuy nhiên, sau sự bùng nổ các hoạt động ban đầu này, động lực đã chậm lại phần nào kể từ năm 2015 và những con số dường như đã bị giảm ở một mức độ nhất định. Chúng ta đều biết rằng trong chế độ ăn, một vài kg cuối cùng để đạt số cân nặng mục tiêu luôn là khó giảm nhất và có lẽ điều này cũng tương tự đối với việc chăm sóc đột quỵ ở Ba Lan.

Các bệnh viện ở Ba Lan hiện đã có thời gian DTN trung bình khoảng 45 phút nên giữ mức này hay nên tiến xa hơn để vượt qua mức 30 phút như phần lớn các bệnh viện ở nước láng giềng Cộng hòa Séc?

15 phút nghe có vẻ không đáng kể, nhưng theo một ấn phẩm của Saver và cộng sự, (2013), khi rút ngắn được mỗi 15 phút thời gian điều trị, bệnh nhân đột quỵ sẽ giảm được 4% tỷ lệ tử vong tuyệt đối, giảm 4% tỉ lệ xuất huyết não (ICH) có triệu chứng và cải thiện 4% khả năng vận động độc lập khi xuất viện. Nói cách khác, đối với một bệnh nhân, 15 phút có thể là sự khác biệt giữa việc đi xe đạp với ngồi xe lăn.

Điều thú vị là khi đến thăm nhiều bệnh viện trên khắp châu Âu, chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt rất lớn trong suy nghĩ về việc có thêm 15 phút vào thời gian của kim (DTN) trong bệnh viện quan trọng như thế nào. Như thể có ba cấp độ điều trị riêng biệt với ba tư duy riêng biệt và các lộ trình điều trị khác nhau tùy thuộc cấp độ mà bệnh viện đang nhắm đến.

Quan sát các bệnh viện có thời gian trung bình 30 phút hoặc ít hơn, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng họ có suy nghĩ khác biệt, đối với họ thời gian là một ưu tiên tuyệt đối. Họ cũng hành động khác bằng cách kết hợp những điều sau đây.

  • Họ có một hệ thống thông báo trước viện tại chỗ với các đối tác EMS của mình.
  • Họ vận chuyển bệnh nhân trực tiếp đến phòng chẩn đoán hình ảnh và không phí thời gian dừng lại ở khoa cấp cứu.
  • Họ đọc kết quả chụp CT tại chỗ và điều trị luôn cho bệnh nhân trong phòng CT nếu bệnh nhân là cần điều trị.
  • Họ chỉ cân nhắc làm các xét nghiệm ưu tiên trước khi đưa ra quyết định điều trị và thường sử dụng các xét nghiệm tại điểm chăm sóc.

Thật thú vị là các bệnh viện với thời gian trung bình khoảng 45 phút có suy nghĩ hơi khác. Thời gian là một yếu tố quan trọng khi họ làm việc chăm chỉ để đạt được thời gian dưới 60 phút, nhưng gần như họ hài lòng với mức độ họ này và ngừng thúc đẩy để cải thiện thêm. Trong các bệnh viện này, chúng ta thường được nghe những lý do tại sao một số bước nêu trên không thực hiện được ở đơn vị của họ, hoặc theo ý kiến của họ thì 15 phút không thể tạo ra sự khác biệt lớn như vậy.

Các bệnh viện với mức thời gian trung bình từ 60 phút trở lên thường có suy nghĩ rất khác. Trong đó, chỉ một hoặc hai trường hợp gây ra sự chậm trễ dài, ví dụ như chờ kết quả xét nghiệm máu, còn lại thì ở sự thiếu vắng tính khẩn trương nói chung. Điều thú vị là những người hiện đang điều trị bệnh nhân trong 30 phút nhìn lại và nói, chúng ta đã làm gì trong một giờ?

Ở Ba Lan với sự tham gia cá nhân của Giáo sư Anna Członkowska và sự chứng nhận chính thức của Tư vấn Quốc gia về Thần kinh học, câu hỏi bây giờ là nhắm đến đâu. Với sự tán thành của các nhân vật trong ngành chăm sóc sức khỏe và chính phủ đối với Sáng Kiến Angels, chúng ta bắt đầu thấy động lực thay đổi theo đúng hướng.
 

More stories like this

Brazil

São Carlos | Cái nhìn từ phía bệnh nhân

Khi hết giờ làm, Eliel da Silva rời bệnh viện với tư cách là một kỹ thuật viên điều dưỡng và vài giờ sau anh quay lại với tư cách là một bệnh nhân. Bệnh nhân đột quỵ này chia sẻ về trải nghiệm được chăm sóc tại bệnh viện kim cương và những gì anh hiểu được khi bản thân là bệnh nhân.
Rumani

Định hình tương lai của đột quỵ ở Romania

Họ là một đội có ước mơ. Với sự lãnh đạo của điều phối viên quốc gia, Giáo sư Cristina Tiu, các bác sĩ thần kinh học Elena Oana Terecoasă và Răzvan Radu từ Bucharest Emergency University Hospital (SUUB), cùng với Bác sĩ Vlad Tiu từ Elias Bucharest University Emergency Hospital đã nổi tiếng là “đội ngũ trong mơ” khi tham gia đào tạo hàng trăm chuyên viên y tế về chăm sóc đột quỵ và truyền cảm hứng cho các bệnh viện và nhóm điều trị đột quỵ trong và ngoài Romania. Sự cống hiến, khả năng lãnh đạo và động lực thay đổi của họ đã được công nhận tại ESOC 2023 ở Munich, nơi họ được trao Giải thưởng Tinh thần Xuất sắc Angels ESO.
Ả-rập Xê-út

A Quest Of The Heart In Al Qurayyat

Trên hành trình tạo ra lộ trình điều trị đột quỵ cho bệnh viện quá tải này, đã có những bước lùi, những trở ngại, bi kịch và cả nước mắt. Như lời của Bác sĩ Shahid Ahmed, thành công đến từ những thiên thần đồng hành với ông.
Tham gia cộng đồng Angels
Powered by Translations.com GlobalLink OneLink Software